Social icon element need JNews Essential plugin to be activated.
Subscribe to get Updates
  • Login
Tiểu Mai - Rượu ngon, trà thơm, bạn hiền
No Result
View All Result
No Result
View All Result
HealthNews
No Result
View All Result

Chi nê – “Keo 250″ trong chế tác ấm tử sa

Tiểu Mai by Tiểu Mai
08/11/2020
in Ấm Tử Sa
0
Chi Nê – “Keo 250″ Trong Chế Tác Ấm Tử Sa

“Chi nê” không phải là tên của một loại đất tử sa nào cả, mà là “chất kết dính” các bộ phận của ấm tử sa (như quai, vòi, thân, núm…). Người thợ sẽ dùng loại đất dùng để làm chiếc ấm đó đập vụn trên một bề mặt phẳng, sau đó thêm nước và trộn đều mà thành, loại đất này rất đặc, phải đạt đến tiêu chuẩn dùng một chiếc que tre nhấc lên mà không bị chảy xuống.

Nếu nói một cách dễ hiểu thì đánh chi nê cũng như chúng ta đánh trứng gà, nó vừa phải đều, phải đặc, kết dính tốt. Ở một số chiếc ấm, phần nối giữa các bộ phận của ấm có lỗ hoặc đang dùng bỗng nhiên vòi ấm rơi xuống, đều là do chi nê không đánh đều, không khí trong đất vẫn chưa loại bỏ triệt để.

Trong quá trình làm ấm có một bước là “thượng chi nê” (chữ Hán: 上脂泥), chủ yếu chia làm 2 bước chính là bôi và dính. Trông thì có vẻ đơn giản, nhưng nó lại là bước thể hiện kỹ thuật chế tác của người nghệ nhân. Tay nghề người nghệ nhân sẽ trực tiếp quyết định tính thực dụng và tính nghệ thuật của một chiếc ấm.

Sau khi đánh xong chi nê thì sẽ tới bước “bôi”, dùng chiếc que chi nê hớt một đường chi nê lên, bôi đều lên phần cần dính. Sau hàng nghìn hàng vạn lần luyện tập, người nghệ nhân sẽ nắm được một cách chính xác lượng dùng của chi nê, với người ngoại đạo thì chỉ thấy họ nhấc lên, xoay, quẹt là xong.

Dù là ấm toàn thủ công hay bán thủ công, bôi chi nê đều là bước không thể bỏ qua. Còn với ấm làm bằng bàn xoay hay ấm đổ khuôn thì dùng rất ít hoặc thậm chí không dùng đến bước này. Vì vậy, chi nê cũng là một tiêu chuẩn quan trọng dùng để phân biệt ấm tử sa.

Sau khi bôi xong là đến công đoạn dính, công đoạn này rất nghiêm ngặt, mỗi người nghệ nhân sẽ có kinh nghiệm, cách nhìn nhận, lối thể hiện khác nhau về vị trí và phương thức gia cố. Nhưng mục đích của họ đều như nhau, đó là đạt đến sự hài hòa, tinh tế, đảm bảo được yêu cầu sử dụng hàng ngày.

Đó cũng là lý do cùng sử dụng một chiếc khuôn làm ấm bán thủ công, tại sao có người làm ra thì đẹp, có người thì lại không cân đối. Lý do là vì nắm không vững vị trí kết dính, nên dẫn tới “sai 1 ly, đi 1 dặm” là vì vậy.

Previous Post

Sự khác nhau cơ bản giữa tử sa nguyên khoáng và tử sa ngoại sơn là gì?

Tiểu Mai

Tiểu Mai

Trên đời có ba thứ nguy hiểm nhất: Rượu ngon làm ta mất trí, tiền bạc nhiều làm ta bất chính, vợ đẹp làm ta đau khổ nhiều. Vì: rượu ngon khiến ta thích uống, tiền nhiều thường làm mờ át lương tri, vợ đẹp thường hay bị kẻ khác dòm ngó. Vì thế tốt nhất là nên hạn chế cả ba.

Discussion about this post

[google-translator]

Bài viết mới nhất

  • Chi nê – “Keo 250″ trong chế tác ấm tử sa
  • Sự khác nhau cơ bản giữa tử sa nguyên khoáng và tử sa ngoại sơn là gì?
  • Đầu đông cô nhắc nói chuyện cô-nhắc (Cognac)
  • Chiếu Dạ ngọc – chiến binh trung thành – khỏe và trung thành như những con tuấn mã
  • Rượu Tiểu Mai – quan điểm và quy trình sản xuất ra loại rượu vàng như nắng mùa thu

Danh mục bài viết

  • Ấm Tử Sa
  • Rượu Cognac
  • Rượu cuốc lủi
  • Tiểu Mai
  • Trà Tàu

Danh mục bài viết

  • Ấm Tử Sa (3)
  • Rượu Cognac (1)
  • Rượu cuốc lủi (1)
  • Tiểu Mai (4)
  • Trà Tàu (1)
DMCA.com Protection Status

Phương thức bán hàng & vận chuyển

Phương thức bán hàng

© 2022 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result

© 2022 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In